Sự khác nhau – Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức là gì

Cán bộ là gì? Công chức là gì? Viên chức là gì? Ví dụ về công chức, viên chức, cán bộ. So sánh điểm giống, sự khác nhau giữa cán bộ và công chức, viên chức.

Cán bộ, viên chức, công chức là gì?

1. Cán bộ là gì?

Cán bộ được quy định như sau:

  • Là người có quốc tịch Việt Nam;
  • Được bầu cử, phê duyệt hoặc được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ vào các chức vụ hoặc chức danh trong cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc các tổ chức chính trị – xã hội cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
  • Thuộc biên chế và nhận lương từ ngân sách nhà nước.

Ví dụ cán bộ: 

Chủ tịch nước, Chánh án, Thủ tướng Chính phủ…

2. Công chức là gì?

Công chức được quy định như sau:

  • Là người có quốc tịch Việt Nam;
  • Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ hoặc chức danh tương ứng với các vị trí việc làm tại trong các cơ quan sau:
    • Cơ quan nhà nước;
    • Đảng Cộng sản Việt Nam;
    • Tổ chức chính trị – xã hội cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
    • Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân (không bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);
    • Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).
  • Thuộc biên chế và nhận lương từ ngân sách nhà nước.

Ví dụ công chức: 

Thẩm phán, Chủ tịch UBND huyện, Phó Chánh án, kiểm sát viên…

3. Viên chức là gì?

Viên chức được quy định như sau:

  • Là người có quốc tịch Việt Nam;
  • Được tuyển dụng vào làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc;
  • Nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ví dụ viên chức: 

Giảng viêntrường đại học công lập, bác sĩ bệnh viện công lập, công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

1. Sự giống nhau giữa cán bộ, công chức và viên chức

Dù đảm nhận các vai trò khác nhau trong cơ quan nhà nước nhưng cán bộ, công chức và viên chức đều có các điểm tương đồng sau đây:

  • Đều là công dân Việt Nam;
  • Đều hưởng lương từ nguồn tài chính công;
  • Đều làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức công lập, thực hiện nhiệm vụ phục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội;
  • Đều hoạt động theo quy định pháp luật, thực hiện nhiệm vụ được giao trong các cơ quan, tổ chức do nhà nước quản lý.
2. Sự khác nhau giữa cán bộ, công chức và viên chức

Dưới đây là 7 tiêu chí để phân biệt cán bộ và công chức, viên chức.

2.1. Cách thức tuyển dụng, bổ nhiệm

Cán bộ

Được bầu cử, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm 

Công chức

Được tuyển dụng, bổ nhiệm 

Viên chức

Được tuyển dụng

2.2. Nơi công tác

Cán bộ

  • Cơ quan nhà nước
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện

Công chức

  • Cơ quan nhà nước
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
  • Tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện

Viên chức

  • Đơn vị sự nghiệp công lập

2.3. Chế độ biên chế

Cán bộ

  • Trong biên chế

Công chức

  • Trong biên chế

Viên chức

  • Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc
  • Viên chức được tuyển dụng sau ngày 01/07/2020, không còn hưởng biên chế suốt đời ngoại trừ các trường hợp sau:
  • Viên chức được tuyển trước ngày 01/07/2020 đáp ứng đủ điều kiện
  • Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức
  • Viên chức làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn

2.4. Chế độ tập sự

Cán bộ

  • Không tập sự

Công chức

  • Công chức loại C: 12 tháng
  • Công chức loại D: 6 tháng

Viên chức

  • Bác sĩ: 9 tháng
  • Vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học: 12 tháng
  • Vị trí việc làm yêu cầu trình độ cao đẳng: 9 tháng
  • Vị trí việc làm yêu cầu trình độ trung cấp: 6 tháng

>> Tham khảo thêm: Phân loại công chức.

2.5. Nguồn lương

Cán bộ

Ngân sách nhà nước

Công chức

Ngân sách nhà nước

Viên chức

Quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

2.6. Bảo hiểm thất nghiệp

Cán bộ

Không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Công chức

Không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Viên chức

Bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp

2.7. Hình thức kỷ luật

Cán bộ

  • Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm

Công chức

  • Đối với công chức giữ chức vụ: khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc
  • Đối với công chức không giữ chức vụ: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc

Viên chức

  • Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc

 

Các câu hỏi thường gặp khi phân biệt công chức và viên chức, cán bộ

1. Cán bộ là ai?

Cán bộ là những người có quốc tịch Việt Nam, được bầu cử, phê duyệt hoặc được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ vào các chức vụ hoặc chức danh trong cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc các tổ chức chính trị – xã hội cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

>> Xem chi tiết:Cán bộ là gì.

2. Công chức là ai?

Công chức là những người có quốc tịch Việt Nam, đảm nhận các chức vụ hoặc chức danh tại các cơ quan thuộc nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân/Công an nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm.

>> Xem chi tiết:Công chức là gì.

3. Viên chức là ai?

Viên chức là những người có quốc tịch Việt Nam được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

>> Xem chi tiết: Viên chức là gì.

4. Giáo viên là công chức hay viên chức?

  • Giáo viên dạy tại các trường công lập (thường gọi là giáo viên biên chế) là viên chức;
  • Các trường hợp còn lại như giáo viên giảng dạy tại các trường dân lập, tư thục hoặc đang dạy ở trường công lập nhưng chưa đậu kỳ thi tuyển viên chức thì không phải là viên chức và cũng không phải công chức.

5. Bộ trưởng là cán bộ hay công chức?

Bộ trưởng là thành viên của Chính phủ, là chức vụ được Thủ tướng bổ nhiệm theo nhiệm kỳ của Chính phủ, do đó bộ trưởng là cán bộ.

6. Lương công chức và viên chức khác nhau như thế nào?

  • Công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
  • Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

>> Xem chi tiết: Sự khác nhau giữa cán bộ và công chức, viên chức.

7. Phân biệt công chức và viên chức theo những tiêu chí nào?

Sự khác nhau giữa công chức và viên chức dựa trên các tiêu chí sau:

  • Cách thức tuyển dụng, bổ nhiệm;
  • Nơi công tác;
  • Chế độ làm việc
  • Thời gian tập sự;
  • Nguồn lương;
  • Bảo hiểm thất nghiệp;
  • Hình thức kỷ luật.

>> Xem chi tiết:Sự khác nhau giữa công chức và viên chức.

Gọi cho chúng tôi theo số 0978 578 866 (Miền Bắc)  033 9962 333 (Miền Trung)  033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan
0946724666
Contact